Đón nhận của công chúng Abbey_Road

Ảnh hưởng văn hóa

Đèn trang trí City of Music tại Liverpool, quê hương của The Beatles, vào dịp Giáng sinh năm 2007

Tháng 6 năm 1970, phòng thu EMI – tên gọi tồn tại tới trong suốt thời kỳ Beatlemania – chính thức đổi tên thành phòng thu Abbey Road, tên gọi vẫn còn được dùng tới ngày nay[39].

Abbey Road là điểm nhấn cuối cùng trong sự nghiệp lẫy lừng của The Beatles. Theo đánh giá tạp chí Rolling Stone, đây là một trong những album chỉn chu và đoàn kết nhất của The Beatles[1]. Sau Abbey Road, Let It Be dường như chỉ là một album sót, không có sự tham gia của các Beatle vào việc biên tập và không thực sự có một cấu trúc hoàn chỉnh.

Có lẽ vì vậy mà Abbey Road là album nổi tiếng nhất của The Beatles, hơn cả Revolver, Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band hay Rubber Soul. Ngoài việc biến góc phố Abbey-Glove End của Luân Đôn trở thành một điểm du lịch được ưa chuộng, album đánh dấu một thời kỳ mới của văn hóa Rock khi góp phần cải tiến những quan điểm sáng tác và đa dạng kỹ thuật thu âm. Album được ghi lại dưới dạng CD từ rất sớm (năm 1987 – album đầu tiên của The Beatles có được vinh dự này[40]) và vẫn trở thành hit sau nhiều thập niên kể từ ngày phát hành.

Album cũng đánh dấu lần cuối cùng hợp tác của bộ đôi sáng tác Lennon-McCartney. Sau Abbey Road, những xích mích giữa 2 huyền thoại âm nhạc vẫn âm ỷ suốt những năm 70 cho tới khi John Lennon bị ám sát tại nhà riêng ở New York vào cuối năm 1980.

Các lần biểu diễn lại của medley

Một phần của medley được Peter Frampton và ban nhạc Bee Gees hát trong bộ phim Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band, sau đó là Neil Diamond.

Năm 1997, trong một chương trình tại Royal Albert HallLuân Đôn trong dịp tưởng nhớ các nạn nhân của vụ phun trào núi lửa ở Montserrat, Paul McCartney có hát 3 ca khúc trong medley "Golden Slumbers", "Carry That Weight", "The End". Mark KnopflerEric Clapton chơi guitar, Phil Collins chơi trống, dàn nhạc chỉ huy bởi George Martin và một dàn hợp ca phúc âm hát nền.

Tháng 6 năm 2007, Bono, Bob Geldof, Youssou N'DourCampino cùng thể hiện "You Never Give Me Your Money", "Carry That Weight" và "Get Up Stand Up" của Bob Marley trong buổi biểu diễn tại hội nghị thượng đỉnh G8 tổ chức ở Đức. Bob Geldof đã mời lần lượt các nguyên thủ George W. Bush, Tony Blair, Nicolas Sarkozy, Romano Prodi, Angela Merkel,... lên sân khấu khi biểu diễn.

Ngày 28 tháng 12 năm 2010, trong chương trình kỉ niệm vinh danh Merle Haggard, Jerry Herman, Bill T. Jones, Oprah WinfreyPaul McCartneyKennedy Center tại Washington D.C., danh ca Steven Tyler đã hát 4 ca khúc của medley "She Came In Through The Bathroom Window", "Golden Slumbers", "Carry That Weight" và "The End". Trong buổi diễn, McCartney vinh dự được ngồi cạnh gia đình của tổng thống Mỹ Barack Obama.

Tại lễ trao giải Grammy lần thứ 54, ngày 12 tháng 2 năm 2012, Paul McCartney đã hát medley với 3 ca khúc "Golden Slumbers", "Carry That Weight" và "The End" để kết thúc chương trình. Phần trình diễn có sự tham gia của Bruce Springsteen, Joe WalshDave Grohl[41].

Các album tri ân

Ảnh góc phố Abbey năm 2007

Rất nhiều ca khúc trong Abbey Road được hát lại trong các buổi trình diễn chính thức, không chính thức, cũng như trong các album. Không những vậy, thậm chí cả album cũng được hát lại toàn bộ trong các ấn phẩm sau này.

Chỉ 1 tháng sau khi phát hành Abbey Road, George Benson cho phát hành album mang tên The Other Side of Abbey Road, một album hát lại gần như hoàn chỉnh toàn bộ album gốc. Cuối năm 1969, Booker T. & the M.G.'s cho phát hành album McLemore Avenue (đại lộ McLemore – địa chỉ của hãng Stax Records) với hình bìa mang hoàn toàn ý tưởng của Abbey Road; các ca khúc trong album đều là các ca khúc của The Beatles và đa phần là của Abbey Road.

Rất nhiều ca sĩ hát lại một phần hoặc hoàn toàn các ca khúc trong của album, bao gồm cả medley, như Phil Collins (trong album tri ân Martin/Beatles In My Life), Soundgarden, Dream Theater, The String Cheese Incident, Transatlantic, The Punkles, Tenacious D, Umphrey's Mcgee, 70 Volt Parade, Furthur, v.v.

Năm 1988, Red Hot Chili Peppers cho ra mắt album The Abbey Road E.P. có bìa album lấy ý tưởng hoàn toàn từ bìa của Abbey Road. Bức ảnh cũng được chụp ở góc phố Abbey-Glove End, thậm chí giống cả động tác và bước chân các thành viên theo thứ tự, song có điều khác là 4 thành viên của Red Hot Chili Peppers hoàn toàn nuy. Tuy nhiên, ngoài phần bìa thì các bài hát trong album không có liên quan với The Beatles.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Abbey_Road http://beatles.ncf.ca/abbeyrd_album_cover.html http://www.allmusic.com/album/abbey-road-r1700348 http://www.billboard.com/bbcom/charts/yearend_char... http://www.billboard.com/bbcom/discography/more.js... http://www.blender.com/2010/11/21-awesome-lego-alb... http://2.bp.blogspot.com/_asZ1ez5lMZ8/RfcRC0ZxPUI/... http://www.chartstats.com/release.php?release=3680... http://www.everyhit.com/recordalb.html http://books.google.com/books?id=lRgtYCC6OUwC&prin... http://livedesignonline.com/news/show_business_onl...